Đại Học

ĐỀ ÁN THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY 04/02/2015

 

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO DU LỊCH

HỌC VIỆN ÂM NHẠC HUẾ

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

ĐỀ ÁN

THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY

 

I. MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH

1. Mục đích

– Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Học viện Âm nhạc Huế theo sự phê duyệt, chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các trường khối Văn hóa – Nghệ thuật trong công tác tuyển sinh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các trường khối Văn hóa – Nghệ thuật chủ động trong công tác tuyển sinh vào học ngành năng khiếu;

– Thông qua việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh độc lập, thời gian tổ chức tuyển sinh không trùng với các đợt tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tạo điều kiện cho thí sinh có thể tham gia thi và xét tuyển ở những ngành khác khối Âm nhạc; hai là, thí sinh được miễn thi môn Ngữ văn (thay thế bằng kết quả học tập môn Ngữ văn lớp 12) sẽ giúp cho Học viện, thí sinh và phụ huynh giảm bớt được thời gian, công sức, chi phí…;

– Việc tuyển sinh độc lập sẽ giúp Học viện tăng thêm nguồn tuyển sinh và nâng cao chất lượng tuyển chọn đầu vào, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Học viện Âm nhạc Huế.

2. Nguyên tắc

Việc tổ chức thi tuyển sinh riêng phải bảo đảm các nguyên tắc nhất quán sau:

– Trong năm 2015, Học viện Âm nhạc Huế tiếp tục thực hiện kết hợp thi tuyển riêng các môn năng khiếu và xét tuyển môn Ngữ văn đối với tất cả các ngành hiện đang tuyển sinh và đào tạo: Âm nhạc học, Sáng tác âm nhạc, Thanh nhạc, Biểu diễn nhạc cụ Phương Tây, Biểu diễn nhạc cụ Truyền thống, Sư phạm Âm nhạc.

– Việc lựa chọn môn thi và môn xét tuyển phải đảm bảo tuyển chọn được thí sinh có năng lực phù hợp với ngành đào tạo.

– Tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh dự thi, không phát sinh tiêu cực, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch.

– Không để phát sinh hiện tượng các tổ chức và cá nhân là cán bộ, giảng viên của Học viện Âm nhạc Huế tổ chức luyện thi, ôn tập và các hình thức tiêu cực biến tướng khác trong Học viện.

– Học viện Âm nhạc Huế thực hiện nghiêm túc việc công bố rộng rãi phương thức tuyển sinh của nhà trường để thí sinh, phụ huynh và xã hội được biết.

– Phương án được xây dựng trên cơ sở năng lực thực tế của nhà trường, phù hợp với các điều kiện về nguồn lực con người, vật chất và thời gian của trường.

II. PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH

1. Phương thức tuyển sinh

a) Kết hợp tổ chức thi tuyển các môn Năng khiếu và xét tuyển môn Ngữ văn

* Xét tuyển Môn Ngữ văn được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: xét tuyển dựa vào điểm tổng kết lớp 12 trung học phổ thông của thí sinh. Trên cơ sở đó, Giám đốc Học viện quyết định chọn hình thức tính điểm cho môn Ngữ văn như sau:

– Thí sinh nộp học bạ trung học phổ thông (nộp bản công chứng, chậm nhất vào ngày đầu tiên của kỳ thi tuyển sinh) để Ban thư ký làm căn cứ tính điểm môn Ngữ văn;

– Lấy điểm tổng kết môn Ngữ văn lớp 12 trung học phổ thông làm điểm môn Ngữ văn cho thí sinh. Điểm Ngữ văn có hệ số 1.

* Đối với các môn thi năng khiếu (điểm năng khiếu có hệ số 2), Giám đốc Học viện quyết định chọn các môn thi sau để tổ chức thi tuyển sinh:

– Môn thi chung cho tất cả các ngành: Ký xướng âm (Ghi âmXướng âm);

– Các môn thi năng khiếu cho từng ngành:

+ Các ngành: Âm nhạc học, Sáng tác Âm nhạc và chuyên ngành Chỉ huy Âm nhạc: Hòa âm, Piano, Chuyên ngành;

+ Các ngành: Thanh nhạc, Biểu diễn nhạc cụ Phương Tây, Biểu diễn nhạc cụ Truyền thống: Chuyên ngành;

+ Ngành Sư phạm Âm nhạc: Năng khiếu (ĐànHát);

b) Điều kiện để xét trúng tuyển

– Thí sinh không có môn thi nào bị điểm 0;

– Điểm môn Ngữ văn đạt từ 5.0 điểm trở lên;

– Điểm ngưỡng môn chuyên ngành, chưa nhân hệ số (đặt ngưỡng từng chuyên ngành):

+ Đối với các ngành Thanh nhạc, Biểu diễn nhạc cụ phương Tây, Biễu diễn nhạc cụ truyền thống: môn chuyên ngành từ 7.0 điểm trở lên.

+ Đối với ngành Sáng tác, Âm nhạc học và chuyên ngành Chỉ huy âm nhạc: môn chuyên ngành từ 6.0 điểm trở lên.

+ Đối với ngành Sư phạm âm nhạc: môn Năng khiếu (Đàn + Hát) từ 5.0 điểm trở lên.

– Chỉ xét tuyển những thí sinh nộp đăng ký xét tuyển vào Học viện với hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và đúng quy định;

– Nguyên tắc xét tuyển chung: lấy thí sinh có kết quả thi từ cao trở xuống cho đủ chỉ tiêu đã xác định, trong đó điểm môn Ngữ văn và môn Chuyên ngành các ngành phải đạt điểm ngưỡng trở lên.

c) Xét tuyển thẳng

– Học viện Âm nhạc Huế chỉ xét tuyển thẳng vào bậc Đại học 4 năm trong trường hợp thí sinh đoạt giải (cá nhân) trong các kỳ thi âm nhạc chuyên nghiệp cấp quốc gia, quốc tế (Bằng chứng nhận hoặc giấy chứng nhận) đúng chuyên ngành dự thi tại Học viện và thời gian đoạt giải không quá 4 năm tính đến thời điểm dự tuyển.

– Điểm môn Ngữ văn đạt từ 5.0 điểm trở lên;

– Hội đồng tuyển sinh có thể kiểm tra bổ sung (tùy theo đối tượng).

d) Lịch thi tuyển sinh

– Thời gian: từ ngày 03 đến 07 tháng 8 năm 2015.

– Địa điểm: Học viện Âm nhạc Huế, Số 01 Lê Lợi, Thành phố Huế.

e) Phương thức đăng kí của thí sinh

Hồ sơ thí sinh cần nộp:

1. Một bìa đựng hồ sơ, phiếu số 1, phiếu số 2 (theo mẫu của Bộ GD&ĐT). Mặt sau bìa đựng hồ sơ và 2 phiếu dự thi có in những hướng dẫn cần thiết cho việc đăng ký dự thi. Bìa hồ sơ có dán ảnh, đóng dấu giáp lai vào ảnh, ký tên, đóng dấu và xác nhận của Ban Giám hiệu Trường (nếu là HSSV đang học), Thủ trưởng cơ quan, đơn vị (nếu là cán bộ, nhân viên, công an, quân nhân đang công tác) hoặc Công an Phường, Xã địa phương (nếu là thí sinh tự do).

2. Ba ảnh cỡ 3×4 (ảnh chụp không quá 6 tháng), sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh.

3. Bản sao học bạ trung học phổ thông hoặc giấy chứng nhận điểm môn văn lớp 12;

4. Một trong các loại văn bằng sau: bằng THPT, bổ túc THPT hoặc bằng Trung cấp chuyên nghiệp, Trung học nghề, Cao đẳng. Nếu thí sinh đang học lớp 12 sẽ nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời khi nhận phiếu giấy báo dự thi (tất cả các loại giấy tờ trên đều phải công chứng).

5. Bản sao (có công chứng) giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có).

* Đối với trường hợp xét tuyển thẳng thí sinh cần nộp:

– Hồ sơ ĐKDT (theo mẫu của Bộ GD&ĐT);

– Ba ảnh cỡ 3×4 (ảnh chụp không quá 6 tháng), sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh.

– Bản sao (có công chứng) học bạ trung học phổ thông hoặc giấy chứng nhận điểm môn văn lớp 12 (để xét tuyển môn Ngữ văn);

– Bản sao (có công chứng) giấy chứng nhận hoặc bằng khen của thí sinh đoạt giải (cá nhân) trong các kỳ thi âm nhạc chuyên nghiệp cấp quốc gia, quốc tế liên quan đến ngành xét tuyển.

* Thí sinh nộp Hồ sơ ĐKDT trực tiếp hoặc chuyển phát nhanh gửi về Phòng Đào tạo, Học viện Âm nhạc Huế – số 01 Lê Lợi, TP. Huế.

f) Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh

Chính sách ưu tiên theo khu vực và theo đối tượng được quy định trong Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng do Bộ GD-ĐT ban hành; thí sinh thuộc diện ưu tiên được cộng điểm ưu tiên theo mức điểm được hưởng vào tổng điểm chung để xét tuyển.

g) Lệ phí tuyển sinh

– Lệ phí đăng ký dự thi

=   60.000đ

– Xét tuyển môn Văn

=   30.000đ

– Môn năng khiếu

= 300.000đ

– Phụ thu

=   30.000đ

Cộng:

= 420.000đ/ thí sinh/ hồ sơ

* Riêng các chuyên ngành Sáng tác âm nhạc, Âm nhạc học và Chỉ huy âm nhạc:

– Lệ phí đăng ký dự thi

=   60.000đ

– Xét tuyển môn Văn

=   30.000đ

– Môn năng khiếu

= 300.000đ

– Phụ thu

=   50.000đ

Cộng:

= 440.000đ/ thí sinh/ hồ sơ

2. Phân tích ưu, nhược điểm của phương án tuyển sinh

a) Sự  phù hợp của phương thức tuyển sinh với đặc thù các ngành đào tạo của trường và với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành

– Việc tổ chức thi tuyển kết hợp với xét tuyển như đề xuất trong phương án cho phép lựa chọn được các thí sinh có đủ điều kiện về kiến thức văn hóa (về kết quả học tập môn văn ở phổ thông) và có năng khiếu (thông qua thi tuyển các môn năng khiếu) phù hợp với các chuyên ngành đặc thù của trường.

– Ưu điểm của phương án: Đáp ứng nguồn nhân lực và các ngành nghề mà xã hội đang cần; Phù hợp với đặc thù các ngành đào tạo của trường và với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; Định hướng được việc lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh THPT; Đảm bảo chất lượng và năng khiếu theo yêu cầu của ngành.

b) Các yếu tố đảm bảo chất lượng, sự công bằng của phương thức tuyển sinh đề xuất

– Tổ chức thi: Học viện đã thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm các công việc: ra thông báo tuyển sinh, tổng hợp hồ sơ, gửi giấy báo dự thi, tổ chức thi tuyển, tổng hợp điểm thi, xây dựng điểm chuẩn, gửi giấy báo nhập học, giấy báo điểm, báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Giáo dục và Đào tạo…

– Chấm thi: Do đặc thù của tuyển sinh năng khiếu, Học viện đã thực hiện nghiêm túc công việc chấm thi theo 2 hình thức sau:

+ Chấm thi các môn viết: (thí sinh làm bài thi trên giấy, như các môn: ghi âm, hòa âm, luận phân tích, phổ thơ, phát triển chủ đề…) đều do 2 cán bộ chấm thi độc lập.

+ Chấm thi trực tiếp: hội đồng hoặc tổ chấm thi cho điểm trực tiếp để đánh giá thí sinh sau khi nghe thí sinh thể hiện khả năng chuyên môn của mình qua các môn thi xướng âm, biểu diễn nhạc cụ, hát …

– Công tác xét điểm trúng tuyển: Dựa trên chỉ tiêu tuyển sinh đã được giao, căn cứ điểm thi của thí sinh và một số điều kiện khác như: đội ngũ cán bộ giảng dạy, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập, nhu cầu của xã hội, Hội đồng tuyển sinh của Học viện đã xác định điểm trúng tuyển phù hợp với từng ngành đào tạo. Học viện cũng đã thực hiện việc báo cáo kết quả tuyển sinh và điểm chuẩn tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Giáo dục và Đào tạo đúng theo quy định. Điểm thi tuyển sinh cũng đã được Học viện công bố kịp thời trên trang web của Học viện và các phương tiện thông tin đại chúng khác để thí sinh, phụ huynh và những người quan tâm được biết.

c) Thuận lợi, khó khăn của nhà trường, học sinh khi trường triển khai phương án tuyển sinh

– Những thuận lợi và nguyên nhân: Các kỳ thi tuyển sinh của Học viện Âm nhạc Huế đều đã được tổ chức nghiêm túc, công khai, minh bạch, không để xảy ra sai sót nào gây ảnh hưởng đến uy tín của Nhà trường, chưa có dư luận phản ánh về tiêu cực trong tuyển sinh. Nguyên nhân: Lãnh đạo Học viện đã chỉ đạo, quán triệt tinh thần làm việc nghiêm túc, theo đúng quy chế, tổ chức tập huấn tuyển sinh một cách bài bản; các phòng chức năng liên quan đều làm tốt nhiệm vụ tham mưu, tổ chức thực hiện; cán bộ giảng viên tham gia công tác tuyển sinh đều nhận thức được trách nhiệm của mình để thực hiện tốt các công việc được phân công. Ngoài ra, Học viện còn nhận được sự hỗ trợ của công an và chính quyền địa phương trong việc đảm bảo an ninh, trật tự cho kỳ thi.

– Những khó khăn và nguyên nhân:

+ Số lượng thí sinh dự thi ít nên chưa có nhiều phương án để lựa chọn thí sinh giỏi; tốn kém về kinh phí, tiền thu lệ phí tuyển sinh không đủ chi trả cho các hoạt động trong kỳ thi tuyển sinh.

+ Thời gian tuyển sinh bị kéo dài do Học viện phải tổ chức nhiều môn thi (đào tạo nhiều chuyên ngành) và một số môn thi năng khiếu, các cán bộ chấm thi phải chấm thi trực tiếp lần lượt từng thí sinh.                      

+ Việc kết hợp vừa thi tuyển vừa xét tuyển cần nhiều thời gian, công đoạn trong thu nhận và xử lý hồ sơ.


3. Điều kiện thực hiện phương án tuyển sinh

a) Điều kiện về con người

Đội ngũ cán bộ, giảng viên của Học viện Âm nhạc Huế có 255 người, phần lớn có thâm niên công tác, giảng dạy, đảm bảo thực hiện tốt các công việc được phân công

trong công tác tuyển sinh.

b) Cơ sở vật chất

Trường có đủ điều kiện vật chất về phòng học, nhạc cụ, các phòng đa chức năng, phương tiện nghe, nhìn…đảm bảo công tác tuyển sinh hằng năm.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Nội dung công việc cần thực hiện trong quy trình tổ chức thi – tuyển sinh tương ứng với phương thức tuyển sinh lựa chọn

a) Kế hoạch thực hiện

Học viện Âm nhạc Huế xây dựng kế hoạch cho các công việc chính trong công tác tuyển sinh hằng năm như sau:

– Tháng 3: Thành lập Hội đồng tuyển sinh; ra thông báo tuyển sinh gửi đến các cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý đào tạo trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên và đăng tải trên trang web của Học viện;

– Tháng 4, 5, 6: Tổ chức thu nhận, tổng hợp hồ sơ đăng kí dự thi;

– Tháng 7: Gửi giấy báo dự thi cho thí sinh và chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, nhân sự để phục vụ cho kỳ thi tuyển sinh;

– Tháng 8: Tổ chức tuyển sinh; Tổng hợp kết quả thi; Xây dựng điểm chuẩn; Báo cáo kết quả kỳ thi tuyển sinh về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Công bố kết quả kỳ thi tuyển sinh lên trang web của Học viện và các phương tiện thông tin đại chúng;

– Tháng 8: Gửi giấy báo nhập học tới thí sinh trúng tuyển;

– Tháng 9: Tiếp nhận sinh viên nhập học;

b) Phân công trách nhiệm

Học viện Âm nhạc Huế phân công trách nhiệm (thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo) trong kỳ thi tuyển sinh như sau:

– Giám đốc Học viện (giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Tuyển sinh): Chỉ đạo chung, thực hiện các nhiệm vụ theo quy chế tuyển sinh;

– Phòng Tổ chức cán bộ: nhân sự tham gia coi thi, chấm thi và phục vụ kỳ tuyển sinh;

– Phòng Đào tạo: Làm đầu mối tổ chức xử lý hồ sơ ĐKDT, kế hoạch lịch thi, chấm thi, tổng hợp kết quả, gọi thí sinh trúng tuyển nhập học và báo cáo số liệu liên quan của kỳ tuyển sinh;

– Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục: Làm đầu mối để tổ chức ra đề thi tuyển sinh các môn năng khiếu;

– Ban Thanh tra tuyển sinh: Tổ chức thanh tra, giám sát kỳ thi tuyển sinh; Tiếp nhận các đơn thư khiếu nại về kỳ thi và chuyển các đơn thư này tới Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh để giải đáp thỏa đáng (nếu có);

– Phòng Hành chính tổng hợp: Chuẩn bị cơ sở vật chất, đảm bảo an ninh trật tự, y tế và vệ sinh môi trường cho kỳ thi tuyển sinh;

– Phòng Kế hoạch – Tài chính: Thực hiện công việc thu – chi tài chính của kỳ thi tuyển sinh.

2. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công tác tuyển sinh

– Ban Thanh tra tuyển sinh có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động thanh tra, giám sát kỳ thi tuyển sinh.

– Các hoạt động của Ban Thanh tra tuyển sinh thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Công tác giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan

Ban Thanh tra tuyển sinh thực hiện tiếp nhận các đơn thư khiếu nại, tố cáo (nếu có); tổ chức thanh tra và báo cáo kết quả để Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh giải quyết theo quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành.

4. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo trước, trong và sau khi kết thúc tuyển sinh theo quy định

Học viện Âm nhạc Huế thực hiện đầy đủ và kịp thời các thông tin và báo cáo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

– Thông báo trên Website của trường, trên các phương tiện thông tin đại chúng về phương án tuyển sinh, thông tin tuyển sinh của trường bao gồm: tên trường, ký hiệu trường, địa chỉ liên hệ, trình độ đào tạo, ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, khối thi, môn thi, thời gian thi, vùng tuyển và các thông tin liên quan khác.

– Kết thúc kỳ thi tuyển sinh năm 2015, Học viện tiến hành tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Sự phối hợp và hỗ trợ của các ban, ngành địa phương trong các khâu của công tác tuyển sinh

 Học viện Âm nhạc Huế phối hợp chặt chẽ với Phòng PA83 – Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, Công an địa phương tại khu vực để đảm bảo an ninh, an toàn trong công tác tuyển sinh.

IV. LỘ TRÌNH CAM KẾT CỦA TRƯỜNG

1. Lộ trình

Từ năm 2016, Học viện Âm nhạc Huế tiếp tục thực hiện kết hợp thi tuyển riêng các môn năng khiếu và xét tuyển môn Ngữ văn đối với tất cả các ngành hiện đang tuyển sinh và đào tạo: Âm nhạc học, Sáng tác âm nhạc, Thanh nhạc, Biểu diễn nhạc cụ phương Tây, Biểu diễn nhạc cụ Truyền thống, Sư phạm Âm nhạc.

2. Cam kết

– Tổ chức tuyển sinh theo quy định của Quy chế và dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

– Thực hiện nghiêm túc, an toàn, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh.

– Tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa cho các thí sinh tham gia đăng ký xét tuyển, đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan và chống mọi hiện tượng tiêu cực.

– Công bố rộng rãi, công khai các thông tin về hoạt động tuyển sinh của Nhà Trường để xã hội, phụ huynh và thí sinh theo dõi.

– Xử lí nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật các hiện tượng tiêu cực, hành vi vi phạm Quy chế tuyển sinh.

– Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời. Kết thúc kỳ tuyển sinh năm 2015, Học viện Âm nhạc Huế tiến hành tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.


V. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ ÁN

1. Dự thảo Quy chế tuyển sinh riêng của trường; các văn bản hướng dẫn

– Việc tổ chức tuyển sinh tuân thủ các quy định trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

– Tổ chức xét tuyển môn Ngữ văn và thi tuyển các môn năng khiếu tuân thủ theo các quy định tại mục II.1 (phương thức tuyển sinh) trong Đề án này.

2. Kết quả tuyển sinh của trường 5 năm qua

Năm tuyển sinh

Tên ngành

Số thí sinh ĐKDT

Số thí sinh đến dự thi

Số thí sinh trúng tuyển

Số thí sinh nhập học

Năm 2010

Sáng tác-Lý luận-Chỉ huy

20

15

13

13

 

Biểu diễn âm nhạc

114

70

46

44

 

Sư phạm âm nhạc

262

173

102

96

 

Nhã nhạc-Đàn ca Huế

14

13

8

8

Tổng cộng

410

271

169

161

Năm 2011

Âm nhạc học

4

2

1

1

 

Sáng tác Âm nhạc

12

9

7

7

 

Thanh nhạc

73

47

12

12

 

Biểu diễn nhạc cụ P. Tây

25

19

14

14

 

Biểu diễn nhạc cụ Truyền thống

32

27

25

25

 

Sư phạm Âm nhạc

190

163

115

112

Tổng cộng

336

267

174

171

Năm 2012

Âm nhạc học

10

6

5

5

 

Sáng tác Âm nhạc

11

7

5

5

 

Thanh nhạc

68

24

11

11

 

Biểu diễn nhạc cụ P. Tây

25

19

15

15

 

Biểu diễn nhạc cụ Truyền thống

24

22

22

21

 

Sư phạm Âm nhạc

156

114

97

95

Tổng cộng

294

192

155

152

Năm 2013

Âm nhạc học

7

5

5

5

 

Sáng tác Âm nhạc

12

9

9

9

 

Thanh nhạc

72

29

18

17

 

Biểu diễn nhạc cụ P. Tây

26

20

17

17

 

Biểu diễn nhạc cụ Truyền thống

19

15

14

13

 

Sư phạm Âm nhạc

201

149

103

100

Tổng cộng

337

227

165

161

Năm 2014

Âm nhạc học

5

5

5

5

 

Sáng tác Âm nhạc

3

1

1

1

 

Thanh nhạc

59

28

13

12

 

Biểu diễn nhạc cụ P. Tây

26

20

17

16

 

Biểu diễn nhạc cụ Truyền thống

18

15

14

14

 

Sư phạm Âm nhạc

177

142

88

76

Tổng cộng

288

211

138

124

 

3. Các ngành, chuyên ngành và trình độ đào tạo của trường

        a. Đại học chính quy 4 năm gồm các ngành, chuyên ngành:

– Ngành Âm nhạc học: Lý luận âm nhạc, Phê bình âm nhạc, Âm nhạc dân tộc học.

– Ngành Sáng tác âm nhạc: Sáng tác âm nhạc.

– Ngành Thanh nhạc: Thanh nhạc.

– Ngành Biểu diễn nhạc cụ phương Tây:

+ Đàn Phím: Piano, Accordeon, Guitare.

+ Đàn Dây: Violon, Viola, Violoncelle, Contrebasse.

+ Kèn: Flute, Hautbois, Clarinette, Basson, Trompette, Trombone, Cor Francais.

+ Chỉ huy âm nhạc.

– Ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống:

+ Nhạc cụ dân tộc: Đàn Bầu, Đàn Tranh, Đàn Nhị, Đàn Nguyệt, Đàn Tỳ bà, Đàn Tam thập lục, Sáo trúc.

+ Âm nhạc Di sản: Nhã nhạc (Đàn Tam, Đàn Nhị, Đàn Nguyệt, Đàn Tỳ bà, Sáo trúc, Trống chiến, Kèn bóp); Đàn – Ca Huế (Đàn Bầu, Đàn Tranh, Đàn Nhị, Đàn Nguyệt, Đàn Tỳ bà, Sáo trúc, Ca Huế); Đàn – Hát Dân ca Việt Nam.

– Ngành Sư phạm Âm nhạc

        b. Đại học chính quy văn bằng 2 (2 năm)

        c. Các loại hình đào tạo đại học khác:         

        Liên thông chính quy (Cao đẳng lên đại học, thời gian đào tạo: 1,5 năm);

        Liên thông Vừa làm Vừa học (Cao đẳng lên đại học, thời gian đào tạo: 2 năm);

        Vừa làm Vừa học (Tại chức cũ, thời gian đào tạo: 4,5 năm);

4. Danh mục các nguồn lực (cơ sở vật chất và đội ngũ) để  thực hiện đề án

Nội dung

Số lượng

1. Tổng số giảng viên, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, kỹ thuật viên hướng dẫn thực hành/thí nghiệm, nhân viên cơ hữu (trong danh sách sổ lương và số bảo hiểm đối với trường công lập; trong danh sách sổ lương và có Hợp đồng làm việc từ 12 tháng trở lên đối với trường tư thục)

255

2. Tổng số giảng viên cơ hữu, trong đó:

2.1. Số giảng viên cơ hữu có chức danh Giáo sư

2.2. Số giảng viên cơ hữu có chức danh Phó giáo sư

2.3. Số giảng viên cơ hữu có trình độ TSKH (chưa có chức danh GS hoặc PGS)

2.4. Số giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ (chưa có chức danh GS hoặc PGS)

2.5. Số giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ

2.6. Số giảng viên cơ hữu có trình độ đại học

129

0

01

0

01

39

88

3. Tổng diện tích đất sử dụng của cơ sở đào tạo đã có giấy phép (m2)

 59.605m2

4. Tổng diện tích sàn xây dựng xác định theo Thông tư  số 57/2011/TT-BGDĐT (m2), trong đó:

4.1. Tổng diện tích hội trường, giảng đường, phòng học các loại (m2)

4.2. Tổng diện tích thư viện, trung tâm học liệu (m2)

4.3. Tổng diện tích phòng thí nghiệm, phòng thực hành, xưởng thực tập, nhà tập đa năng (m2)

6247,3m2

 

5602,3 m2

75 m2

200 m2

5. Thư viện

5.1. Tổng diện tích phòng đọc trong thư viện/trung tâm học liệu

5.2. Tổng số đầu sách, tài liệu in

5.3. Tổng số đầu sách, tài liệu điện tử

5.4. Tổng số thư viện liên kết (các thư viện bên ngoài trường)

 

75 m2

839

0

23

 

 

Nơi nhận:

– Như kính gửi;

– Lưu: VT, ĐT.

 

 

GIÁM ĐỐC

 

(Đã ký)

 

 

TS. Nguyễn Việt Đức

 

 

 

 

 

 

 

 

Đăng ký trực tuyến