Thực hiện kế hoạch nghiệm thu các đề tài, hoạt động nghiên cứu khoa học năm 2021. Ngày 18/11/2021, Học viện Âm nhạc Huế đã tổ chức nghiệm thu đề tài: “Chuyển biên, chú giải sách “Di tình nhã điệu” nhạc phổ Hán Nôm về bài bản Ca Huế” do TS. Phan Thuận Thảo làm chủ đề tài. Đây là một văn bản Hán Nôm quý hiếm của âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Đề tài đã chuyển biên, chú giải 43 bài bản trong nhạc phổ, trong đó có nhiều bài còn lưu truyền đến ngày nay, nhiều bài đã bị thất truyền. Công trình này, sẽ góp phần giúp các nhà nghiên cứu, giảng viên, học sinh sinh viên chuyên ngành Ca Huế có thêm tài liệu để học tập, nghiên cứu.
Một số hình ảnh tại buổi nghiệm thu:
Bên cạnh các đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản, Học viện cũng đã tổ chức nghiệm thu các đề tài, hoạt động biểu diễn gồm: Chương trình biễu diễn “Giai điệu thời gian” của ThS. GV Hoàng Phúc Thịnh; chương trình biểu diễn “Cảm ơn Mẹ” của ThS. GV Nguyễn Đăng Khoa; chương trình biểu diễn “Nồng nàn Cao Nguyên” của ThS. GV Đặng Xuân Trường; chương trình biểu diễn thính phòng của ThS. GV Trần Quang Yển và ThS. GV Nguyễn Quốc Triệu.
Chương trình biễu diễn “Giai điệu thời gian” được tổ chức vào ngày 23/9/2021 tại Phòng hòa nhạc. Chương trình là các ca khúc nổi tiếng của dòng nhạc thính phòng như: “Cánh đồng Nga”, âm nhạc: Yan Frenkel, lời việt: Diệp Minh Tuyền; bản nhạc Romance kinh điển “Ave Maria” – của nhạc sĩ ca sĩ người Ý: Giulio Caccini; “Chiều Tà” (Sérénata) – Enrico Toselli, nhạc ngoại, lời Việt: Phạm Duy,…được thể hiện qua giọng ca của ThS. GV Hoàng Phúc Thịnh và ca sĩ khách mời như: Thanh Lan, La Anh Thư,…
Chương trình biểu diễn “Cảm ơn Mẹ” được tổ chức vào ngày 19/10/2021 tại Phòng hòa nhạc. Chương trình là các ca khúc ca ngợi về tinh thần, sự hy sinh của người phụ nữ Việt Nam như: “Đất nước”, nhạc Phạm Minh Tuấn (phổ thơ Tạ Hữu Yên); “Mẹ” của Phan Long, phổ thơ Đoàn Ngọc Thu; “Giá em đừng yêu anh”, sáng tác Phạm Tuyên; “Mùa Xuân”, âm nhạc Phạm Minh Tuấn, phổ thơ: Elena superman; “Có những tuổi 20 như thế”, sáng tác Nguyễn Hồng Sơn; “Quê hương”, âm nhạc Giáp Văn Thạch, thơ: Đỗ Trung Quân;…qua sự thể hiện của ThS. GV Nguyễn Đăng Khoa và các ca sĩ khách mời: Thanh Lan, Trần Phương Đông. Chương trình đã đem lại cho khán giả những cảm xúc vô cùng ý nghĩa, như một lời tri ân về những người mẹ vĩ đại chịu nhiều hy sinh, mất mát trong chiến tranh, tần tảo nuôi con, vẹn tròn gia đình trong thời bình.
Chương trình biểu diễn “Nồng nàn Cao Nguyên” của ThS. GV Đặng Xuân Trường là các chùm các ca khúc viết về vùng đất Cao Nguyên đầy nắng và gió như: “Xôn xang mênh mênh cao nguyên Đak Lak”, “Và ta đã thấy mặt trời” của nhạc sĩ Nguyễn Cường; “Đôi chân trần”, sáng tác Y Phon Ksơ; “Lên Cao nguyên đi anh”, sáng tác Quang Dũng; “Về nghe gió kể”, sáng tác Nguyễn Hoàng Anh; “Nồng nàn Cao Nguyên”, sáng tác Krajan Đick,…Đặc biệt, trong chương trình này, khán giả đã được thưởng thức độc tấu đàn T’rưng, tác phẩm “Cảm xúc Tây Nguyên”, sáng tác Bích Vượng do khách mời ThS. GV Phan Thị Thu Hồng biểu diễn. Đàn T’rưng là loại nhạc cụ gõ phổ biến ở vùng Tây Nguyên, đặc biệt là đối với dân tộc Gia Rai và Ba Na.
Chương trình biểu diễn thính phòng của ThS. GV Trần Quang Yển và ThS. GV Nguyễn Quốc Triệu được tổ chức vào ngày 05/11/2021 tại phòng 2.6, giảng đường 1. Chương trình được được thể hiện dưới hình thức độc tấu, hòa tấu kèn Trompette, Bassoon với phần đệm Piano của giảng viên Nguyễn Hữu Phương, thông quá các tác phẩm như: “Bẻ một cành sen”, “Themme st Variations”, sáng tác Nguyễn Phúc Linh; Sonate (chương I, II), sáng tác G.P.Telemann; “The Exileis Lament”, sáng tác Roch Albert;…
Một số hình ảnh tại các buổi biểu diễn:
Tin: Thành Nhẫn
Ảnh: Anh Bình