Phòng chức năng

Phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế 06/11/2023

1. Lãnh đạo đơn vị

     

       ThS. Mai Anh – Trưởng phòng

Điện thoại: (0234) 3898 490 – 0914 078 178

Email: maianh176@gmail.com

     

     

ThS.CVC. Nguyễn Thị Phương Tú – Phó trưởng phòng

Điện thoại: (0234) 3898 490 – 0914500441

Email: thuguitu@gmail.com

2. Thông tin liên hệ

– Địa chỉ: Phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế – 01 Lê Lợi, thành phố Huế

– Điện thoại: (0234) 3898 490

– Email: daotaohocvienhue@gmail.com

3. Đội ngũ cán bộ

TT

Họ tên

Chức danh

Email

Bộ phận Đào tạo

1

ThS. Lê Trọng Toàn

Giảng viên

letrongtoanhvanh@gmail.com

2

ThS.Trương Thị Ly Sa

Giảng viên

truonglysa2410@gmail.com

3

CN. Hồ Thị Diễm Lan

Chuyên viên

hodiemlan@gmail.com

4

CN. Nguyễn Thị Hồng Nhung

Chuyên viên

nguyennhung1679@gmail.com

       

Bộ phận Hợp tác quốc tế

1

ThS. Nguyễn Việt An

Giảng viên

mauhoado71@gmail.com

Bộ phận Quản lý khoa học

1

ThS. CVC Nguyễn Thị Phương Tú

Phó trưởng phòng

thuguitu@gmail.com

4. Giới thiệu chung

  • Chức năng, nhiệm vụ.
  1. Công tác đào tạo

    1.1. Tham mưu, giúp Giám đốc trong việc xác định mục tiêu đào tạo, quy mô đào tạo, cơ cấu ngành nghề, mở các ngành hoặc chuyên ngành mới; nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm cải tiến và hoàn thiện nội dung, chương trình, quy trình, phương pháp đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo các bậc và hệ đào tạo.

    1.2. Tham mưu, giúp Giám đốc tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo, quản lý đào tạo các bậc và hệ đào tạo theo quy định, quy chế của Bộ GDĐT, Bộ LĐTBXH, Bộ VHTTDL; các quy định của pháp luật về giáo dục và đào tạo.

    1.3. Tổ chức thực hiện các quy chế của Bộ GDĐT, Bộ LĐTBXH, quy định của Học viện; tham mưu Giám đốc soạn thảo và ban hành các quy định về quản lý công tác đào tạo các bậc và hệ đào tạo theo phân cấp của Bộ GDĐT, Bộ LĐTBXH.

    1.4. Phối hợp với các địa phương, đơn vị có nhu cầu để hợp tác liên kết mở lớp, tuyển sinh và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo các quy định của Bộ GDĐT và Bộ LĐTBXH.

    1.5. Phối hợp các khoa, bộ môn xây dựng chương trình đào tạo mở mã ngành đào tạo mới để trình Hội đồng Khoa học Đào tạo và Giám đốc xem xét, là đầu mối trình Bộ GDĐT, Bộ LĐTBXH hồ sơ mở mã ngành đào tạo mới.

    1.6. Phối hợp với các phòng, khoa có liên quan để xây dựng, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, triển khai công tác biên soạn giáo trình, bài giảng cho các chuyên ngành/ ngành đào tạo đúng quy định, đảm bảo chất lượng.

    1.7. Chịu trách nhiệm quản lý, tham mưu công tác đào tạo tài năng.

    1.8. Xây dựng kế hoạch và đề xuất chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm cho các ngành, bậc và hệ đào tạo trình Giám đốc xem xét.

    1.9. Lập kế hoạch triển khai tổ chức tuyển sinh các bậc và hệ đào tạo hàng năm theo quy trình, quy định của Bộ GDĐT, Bộ LĐTBXH; tham gia tổ chức công tác tuyển sinh cùng các đơn vị khác trong và ngoài Học viện.

    1.10. Phối hợp với các phòng chức năng, các tổ chức liên quan trong việc quản bá tuyển sinh tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước.

    1.11. Xây dựng kế hoạch giảng dạy chung toàn Học viện theo năm học; lập thời khóa biểu, bố trí và điều hành lịch trình giảng dạy học tập theo học kỳ cho các ngành, bậc và hệ đào tạo. phối hợp tổ chức, kiểm tra, theo dõi các hoạt động ngoại khóa, thực tập trong chương trình đào tạo.

    1.12. Theo dõi và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giảng dạy, chương trình đào tạo và quy chế giảng dạy – học tập ở các khoa; đề xuất, bổ sung hoặc điều chỉnh khi cần thiết để Giám đốc xem xét quyết định.

    1.13. Tham mưu xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức thi giữa kỳ, thi kết thúc học kỳ, kết thúc môn học, thực tập chuyên môn, thực tập nghề nghiệp, xét tốt nghiệp hàng năm; thành lập các Hội đồng thi, bảo vệ luận văn, công nhận tốt nghiệp.

    1.14. Tham mưu cho Giám đốc các chế độ chính sách đối với giảng viên trong Học viện và giảng viên thính giảng.

    1.15. Xây dựng kế hoạch và đề xuất Giám đốc điều động giảng viên thực hiện nhiệm vụ đào tạo không chính qui.

    1.16. Phối hợp với các đơn vị liên quan tính toán, xác nhận giờ chuẩn, giờ vượt chuẩn, giờ thiếu cho CBGD và giáo viên để thực hiện chế độ thanh toán theo quy định.

    1.17. Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu Giám đốc ký kết hợp đồng đào tạo với cơ sở liên kết, hợp đồng mời thỉnh giảng, thanh lý hợp đồng và thanh toán giờ giảng, coi thi, chấm thi cho giảng viên thỉnh giảng và thanh lý hợp đồng với cơ sở liên kết…

    1.18. Phối hợp với các phòng, khoa có liên quan để quản lý, điều hành, đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên biên chế, hợp đồng, trợ giảng, thỉnh giảng.

    1.19. Quản lý hành chính về giáo vụ và học vụ các hệ đào tạo của Học viện theo đúng các quy chế về dào tạo trung cấp, đại học và sau đại học do Bộ GDĐT, Bộ LĐTBXH và Học viện ban hành.

    1.20. Phối hợp kiểm tra, theo dõi nề nếp học tập, công khai kết quả học tập của người học và quản lý kết quả học tập của người học.

    1.21. Tổ chức công tác xét tốt nghiệp, chứng nhận kết quả học tập, cấp bảng điểm, cấp văn bằng tốt nghiệp, chứng chỉ đào tạo và quản lý hồ sơ văn bằng, chứng chỉ của người học theo quy định của Bộ GDĐT, Bộ LĐTBXH và quy định của Học viện.

    1.22. Lưu trữ các tài liệu đào tạo theo quy định của Bộ GDĐT, Bộ LĐTBXH và về phân cấp quản lý của Học viện.

    1.23. Ủy viên Thường trực Hội đồng xét học tiếp, thôi học và bảo lưu kết quả học tập đối với sinh viên; Ủy viên thường trực Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp; Ủy viên thường trực Hội đồng Khoa học và Đào tạo, thành viên Hội đồng Thi đua – Khen thưởng, kỷ luật… theo quyết định thành lập của Giám đốc Học viện.

    1.24. Phối hợp với phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục, Phòng Công tác HSSV thiết lập kênh thông tin để cập nhật tình hính và đánh giá chất lượng đào tạo của Học viện.

    1.25. Phối hợp với bộ phận Kế hoạch – Tài chính, Phòng Hành chính, Tổng hợp quản lý ngân sách Nhà nước và các nguồn thu khác của Học viện dành cho đào tạo và thanh toán tiền giảng cho giảng viên theo quy định của Học viện;

    1.26. Phối hợp với bộ phận Hành chính – Quản trị, Phòng Hành chính, Tổng hợp trong việc quản lý phòng học, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập. Đề xuất ý kiến về nhu cầu cơ sở vật chất và điều kiện cần thiết phục vụ giảng dạy học tập.

  1. Công tác Quản lý khoa học

    2.1. Tham mưu công tác quản lý NCKH, xây dựng định hướng NCKH trong cán bộ, giảng viên, HSSV; đề xuất việc chỉ đạo, quản lý hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ NCKH. Quản lý sử dụng nguồn kinh phí dành cho NCKH; quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất dành cho các hoạt động khoa học theo quy định của Nhà nước và của Học viện.

    2.2. Triển khai tổ chức thực hiện công tác quản lý NCKH theo quy định. Tham mưu tổ chức xét duyệt, nghiệm thu các đề tài khoa học, các hoạt động khoa học, các tác phẩm âm nhạc, sách, tài liệu phục vụ cho giảng dạy và học tập theo các quy định hiện hành.

    2.3. Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện nhiệm vụ hợp tác NCKH và chuyển giao công nghệ với các tỉnh, thành trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước.

    2.4. Phối hợp với Phòng Công tác học sinh, sinh viên thực hiện công tác NCKH trong học sinh, sinh viên.

  1. Công tác Hợp tác quốc tế

    3.1. Tham mưu xây dựng kế hoạch, chương trình hợp tác quốc tế hằng năm và dài hạn của Học viện.

    3.2. Phối hợp với các đơn vị soạn thảo nội dung hội đàm, biên bản ghi nhớ, hợp đồng liên kết, thỏa thuận về đào tạo, khoa học và công nghệ, giao lưu biểu diễn với các cơ sở giáo dục, các tổ chức, các cá nhân là nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc, nhạc sĩ, ban nhạc trong nước và nước ngoài và các văn bản về quan hệ đối ngoại khác trình Giám đốc phê duyệt.

    3.3. Xây dựng các dự án có vốn đầu tư nước ngoài; huy động nguồn lực để thực hiện tốt các thỏa thuận, các dự án phù hợp với các quy định của Nhà nước; mời chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy và trao đổi kinh nghiệm theo quy định của Nhà nước.

    3.4. Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế theo các quy định của Nhà nước, của Bộ VHTTDL, Bộ GDĐT, Bộ LĐTBXH.

    3.5. Mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực Châu Á và các nước ở Châu Âu, tìm kiếm các đối tác thích hợp về đào tạo và giảng dạy âm nhạc, đặc biệt ưu tiên mở rộng hợp tác với các nước có đào tạo âm nhạc dân tộc và Dân tộc nhạc học, hợp tác quốc tế trong đào tạo, giao lưu, tìm kiếm các nguồn học bổng để sinh viên, học sinh của Học viện du học tại các nước trên thế giới và sinh viên, học sinh của các nước về học tập và NCKH tại Học viện Âm nhạc Huế.

    3.6. Phối hợp, quản lý và điều hành các chương trình liên kết đào tạo, chuyển giao trong nghiên cứu khoa học và công nghệ. Tiếp nhận, soạn thảo, dịch và gửi các tài liệu, thư, điện phục vụ cho hoạt động hợp tác quốc tế của trường.

    3.7. Phối hợp với Bộ phận Tổ chức cán bộ – Phòng Hành chính, Tổng hợp chuẩn bị hồ sơ, làm các thủ tục xin giấy phép hoạt động đối với các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học, thủ tục xuất và nhập cảnh cho các đoàn của Học viện đi công tác nước ngoài và các đoàn khách quốc tế có quan hệ giao lưu, hợp tác tại Học viện.

    3.8. Lập báo cáo hằng năm trình Giám đốc và các cơ quan thẩm quyền theo luật định về quan hệ hợp tác với các đối tác quốc tế.

    4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Học viện phân công.

Đăng ký trực tuyến